Chắc hẳn trong quá trình xây nhà hoặc tiếp xúc với các công trình nhà ở, bạn hẳn đã nghe qua cụm từ M&E hay MEP. Vậy đây là gì, nó đóng vai trò thế nào trong lĩnh vực xây dựng nói chung và nhà phố nói riêng?
M&E là viết tắt của Mechanical & Electrical (nghĩa là cơ khí & điện mà người ta thường viết tắt là ngành kỹ sư cơ điện). Hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính: hệ thống Thông gió và điều hòa không khí, hệ thống Cấp thoát nước, hệ thống Điện , hệ thống Báo cháy và chữa cháy. Việc thiết kế hệ thống M&E do người thiết kế thực hiện, tuy vậy chủ nhà và cả kiến trúc sư cũng cần biết một số điều cơ bản để yêu cầu người thiết kế và kiểm tra khi công nhân thực hiện.
Thiết kế hệ thống điện
Việc thiết kế hệ thống điện do người thiết kế thực hiện, tuy vậy chủ nhà cũng cần biết một số điều cơ bản để yêu cầu người thiết kế và kiểm tra khi công nhân thực hiện. Hệ thống điện trong – ngoài nhà trước tiên phải tuyệt đối an toàn, sau đó là kinh tế, mỹ quan, đơn giản và tiện nghi.
Khi thiết kế cần cập nhật và sử dụng thiết bị mới: thiết bị bảo vệ tự động, công tắc điều khiển từ xa, ổ cắm đa năng. Nếu có điều kiện, nên bố trí các đường điện độc lập cho: các thiết bị tiêu hao nhiều điện năng (bình nước nóng, máy điều hòa, máy bơm), hệ thống ổ cắm, hệ thống đèn.
Khi thiết kế hệ thống điện trong nhà cần chú ý:
- Đường dây cấp điện theo trục đứng nên đặt dọc cầu thang hoặc trong hộp kỹ thuật, không nên đi qua các phòng.
- Khi phải dẫn điện qua móng, tường, sàn thì dây điện phải qua ống cách điện và ống phải đặt dốc, dễ thoát nước, tránh ứ đọng nước.
- Đường dây điện phải tránh những chỗ tường có thể phải khoan lỗ, đóng đinh.
- Không đặt đường dây điện vào ống thông hơi để đưa điện lên mái.
- Cần hạn chế các đường điện giao nhau.
- Đường điện trong nhà thường đặt chìm trong tường, khi đó dây phải cách điện tốt và phải đặt trong ống gen nhựa PVC.
- Ổ cắm điện phải đặt cao hơn 1,5 m tính từ mặt nền, mặt sàn. Nếu ổ cắm điện đặt trong hốc tường chỉ cần cao hơn mặt nền (sàn) 0,4 m. Ổ cắm điện phải đặt xa các bộ phận kim loại có tiếp xúc với đất (ống dẫn nước, chậu lửa) ít nhất là 0,5 m.
- Công tắc điện phải đặt cao hơn mặt nền (sàn) > 1,50 m. Không đặt công tắc điện trong phòng tắm, chỗ giặt, buồng xí.
- Phải đặt thiết bị bảo vệ và điều khiển chung của cả nhà hoặc từng tầng. Khi dùng cầu chì bảo vệ mạng điện thì đặt cầu chì tại: các pha bình thường không nối đất; hoặc dây trung tính của mạng hai dây. Cấm đặt cầu chì tại dây trung tính của: mạng ba pha bốn dây; hoặc mạng hai pha một dây trung tính.
- Các bảng phân phối điện, thiết bị bảo vệ cần đặt nơi tiện sử dụng.
Các bản vẽ cáp điện bao gồm:
+ Sơ đồ nguyên lý phân phối điện.
+ Mặt bằng cấp điện các tầng nhà.
+ Mặt bằng chiếu sáng các tầng nhà.
+ Mật bằng cấp điện các tầng nhà.
+ Mặt bằng hệ thống điện nhẹ.
+ Thống kê vật tư cần dùng.
Thiết kế hệ thống cấp nước
Nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp nước như sau:
- Đường ống đến các thiết bị dùng nước ngắn nhất.
- Các đường ống thẳng đứng thường đặt trong hộp kỹ thuật gần các thiết bị dùng nhiều nước (máy giặt, bình nước nóng), các đường ống nằm ngang thường đặt trong tường, do vậy ống phải tốt, các mối nối phải khít.
- Thuận lợi cho sử dụng, quản lý, kiểm tra và sửa chữa.
- Không đặt đường ống qua phòng ở.
- Mỗi đường nhánh không phục vụ quá 5 thiết bị dùng nước.
- Nên có bể chìm để dự trữ nước và bơm lên bể trên cao để dùng thuận tiện và thoát được các chất khử trùng. Đường ống để bơm nước lên bể chứa trên cao và đường ống cấp nước đến các thiết bị nên làm riêng, nếu làm chung thì phải có van một chiều ờ vị trí trên máy bơm.
- Tiêu chuẩn dùng nước trung bình mỗi người một ngày đêm là 0,2 m3.
Các bản vẽ cấp nước bao gồm:
+ Sơ đổ hệ thống cấp nước toàn nhà.
+ Mặt bằng cấp nước các tầng nhà.
+ Thống kê vật liệu cấp nước cần dùng.
Thiết kế hệ thống thoát nước
Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước như sau:
- Đường ống phải đủ lớn (vì phải chảy tự do, lại có nhiều chỗ góc).
- Hệ thống đường ống thoát nước phải có hai loại: (a) thoát nước buồng xí và (b) thoát nước mưa, tắm giặt, rửa, bếp (dùng chung). Loại (a) dẫn vào bể tự hoại; loại (b) dẫn trực tiếp ra hệ thống thoát nước công cộng. Không được dùng chung cho cả hai loại này, vì nước xà phòng, chất tẩy rửa ở loại (b) nếu cho vào loại (a) thì sẽ làm chết vi khuẩn trong bể tự hoại và mang nhiều tạp chất cứng làm chóng dầy bể tự hoại.
- Đường kính tối thiểu: Loại (a) 100 mm; và loại (b) 75 mm.
- Đường ống thẳng đứng loại a/ đặt dưới buồng xí, loại b/ đặt gần nơi thải nhiều nước, đặt trong hộp kỹ thuật.
- Độ dốc của các ống nằm ngang phải > 3,5%. Các ống nằm ngang qua móng, tường có thể đặt trên hoặc dưới mực nước ngầm đều được.
- Phải có lưới chắn rác trên đầu loại b/: ở mái nên dùng chắn rác hình cầu. Ở buồng xí, buồng tắm, bếp dùng loại có nắp chụp để tránh mùi hôi thối dưới cống rãnh bốc lên (bằng inox hoặc nhựa).
- Đảm bảo chất lượng để dùng được lâu dài (vì nếu phải sửa chữa sẽ rất phiền phức).
Các bản vẽ thoát nước bao gồm:
+ Sơ đồ thoát nước toàn nhà, các khu vệ sinh (hướng thoát nước ra ngoài nhà).
+ Mặt bằng thoát nước các tầng nhà.
+ Thống kê vật liệu thoát nưởc cần dùng.