Sàn vượt nhịp đang là giải pháp xây dựng được nhiều người quan tâm hiện nay. Đây là loại sàn đặc biệt được thiết kế để có khả năng chịu tải nặng, chịu lực và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao trong xây dựng. Với tính năng vượt qua khoảng cách lớn và giảm thiểu ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Loại sàn này đang được sử dụng rộng rãi trong công trình từ nhỏ đến lớn. Vậy bạn đã biết một hệ thống sàn phẳng vượt nhịp lớn có đặc điểm về cấu tạo, nguyên lý chịu lực và quy trình thi công như thế nào chưa? Sau đây hãy cùng LFORM tìm hiểu nhé!
Sàn vượt nhịp là gì?
Sàn vượt nhịp là loại sàn bê tông cốt thép mà vượt được khẩu độ lớn (Khoảng cách các cột rộng từ trên 7m tới 20m) bỏ cột giữa giúp công trình có không gian thông thoáng dễ dàng bố trí công năng. Hơn nữa sàn được thiết kế để vượt qua các khoảng cách giữa các hạng mục trên sàn như trang thiết bị, máy móc, hộp điện và các ống dẫn. Nhờ sử dụng các hộp nhựa Nevo được làm từ chất liệu chính là Polypropylene và được đặt vào miền trung hòa của sàn bê tông cốt thép. Điều này giúp giảm lượng bê tông sử dụng và trọng lượng của sàn, tạo ra không gian rộng rãi, thông thoáng và an toàn cho người lao động và vật liệu được vận chuyển.
Ngoài ra, sàn này còn giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí xây dựng, thường được sử dụng trong các công trình xây dựng công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi, trung tâm thương mại,…. Sử dụng loại sàn này là một giải pháp hiệu quả để tối ưu hóa không gian và giảm chi phí trong quá trình xây dựng.
Ngày nay, sàn vượt nhịp dài rất được ưa chuộng vì chủ sở hữu tòa nhà yêu cầu không gian không có cột. Việc lựa chọn các loại sàn bê tông cốt thép như sàn phẳng, sàn nấm, sàn dầm truyền thống, sàn hộp bóng, sàn dự ứng lực bị chi phối bởi nhiều yếu tố kiến trúc và kết cấu.
Các loại sàn vượt nhịp phổ biến hiện nay
Thông thường để làm và thi công được sàn vượt nhịp cần phải có giải pháp công nghệ đặc biệt vì các loại sàn muốn vượt nhịp thì sàn phải dày dễ đến tải trọng nặng làm đội chi phí công trình. Dưới dây là 3 loại sàn công nghệ phổ biến nhất :
Sàn vượt nhịp dự ứng lực
Kết cấu sàn vượt nhịp sử dụng cáp dự ứng lực đặt vào sàn rồi thực hiện việc kéo và thả tại các đầu neo, qua đó tạo các lực ngược hướng lên trên cân bằng với tải trọng bản thân sàn giúp sàn giảm được lực tác động và qua đó vượt được nhịp lớn.
Sàn dự ứng lực với ưu điểm thi công nhanh lượng cáp và thép thường rất ít rất thích hợp với công trình dự án tuy nhiên với nhà trung tầng thấp tầng thì không phù hợp vì chi phí thi công rất cao.
Sàn hộp LFORM
Công nghệ sàn hộp LFORM mang đến giải pháp kết cấu sàn phẳng, loại bỏ hoàn toàn dầm bê tông truyền thống. Điều này không chỉ giúp giảm chiều cao công trình từ 20-30cm, mà còn tăng chiều cao thông thủy cho mỗi tầng, tạo không gian sống thoáng đãng và rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, việc giảm chiều cao công trình còn giúp tiết kiệm chi phí xây dựng phần móng đáng kể, tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.
Tối ưu lưới cột và vượt nhịp lớn: Sàn hộp LFORM sở hữu khả năng vượt nhịp lớn ấn tượng, lên đến 12 mét mà không cần sử dụng dầm phụ. Điều này cho phép tối ưu lưới cột, tạo ra không gian kiến trúc linh hoạt và mở rộng. Đồng thời, việc giảm tải trọng lên hệ thống kết cấu đến 30%, tiết kiệm 30% lượng bê tông và tối thiểu 15% hàm lượng thép, giúp giảm đáng kể chi phí xây dựng và rút ngắn thời gian thi công đến 15%.
Sàn ô cờ LFORM SKYBEE
Sàn ô cờ LFORM SKYBEE là một giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng, được thiết kế để tạo nên hệ sàn sườn ô cờ hai phương. Giải pháp này đặc biệt phù hợp cho các công trình vượt nhịp lớn, giúp tiết kiệm vật liệu và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình. Sàn ô cờ LFORM SKYBEE thay thế các phương pháp làm sàn nhẹ đã lỗi thời, vốn tồn tại nhiều vấn đề như độ bền kém và khả năng chịu tải hạn chế.
Sử dụng hộp cốp pha LFORM SKYBEE, các công trình không chỉ tối ưu hóa được kết cấu mà còn tăng hiệu quả sử dụng. Hệ sàn sườn ô cờ được tạo ra từ giải pháp này mang lại độ bền vững cao, đảm bảo tính an toàn và tuổi thọ cho các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ của công trình cũng được nâng cao, nhờ vào thiết kế hiện đại và công nghệ tiên tiến của LFORM SKYBEE.
Sàn Ribbed Slab và Waffle Slab
Sàn Ribbed Slab và Waffle Slab là hai loại sàn vượt nhịp được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Sàn Ribbed Slab (sàn sườn) được cấu tạo bởi nhiều sườn được đỡ bởi các cột tạo khoảng cách bằng nhau giữa chúng. Các sườn này thường được bố trí theo một phương, tạo thành một mạng lưới đan xen nhau. Trong khi đó, sàn Waffle Slab có sườn được bố trí theo hai phương, tạo ra một mạng lưới ô vuông.
Sàn Ribbed Slab được thiết để để chịu để chịu được tải trọng lớn nhờ vào độ cứng của nó. Tùy thuộc vào yêu cầu về độ dày và khả năng chống lửa, sườn có thể có độ dày từ 75 đến 125mm. Khoảng cách giữa các sườn thông thường rơi vào khoảng từ 600 -1500mm. Trong đó tổng chiều dày của nó dao động từ 300 – 600mm. Sàn Ribbed Slab cũng có thể có nhịp lên tới 15m đối với sàn bê tông cốt thép và có thể lớn hơn khi sử dụng ứng suất trước.
Sàn Waffle Slab cũng có khả năng chịu tải tốt và thường được sử dụng trong các công trình lớn. Mạng lưới ô vuông giúp tăng độ cứng và độ chịu lực của sàn, đồng thời giảm được lượng bê tông và cốt thép sử dụng. Điều này có thể giảm được chi phí và thời gian thi công.
Sàn vượt nhịp xây dựng có ưu điểm gì?
Các kỹ sư sử dụng sàn vượt nhịp trong tòa nhà vì lợi ích của chúng so với sàn dầm cổ điển trong nhiều trường hợp khác nhau. Các ưu điểm của sàn vượt nhịp được kể ra dưới đây :
- Hệ thống sàn vượt nhịp mang đến sự linh hoạt trong cách bố trí phòng và vách ngăn, tùy theo nhu cầu. Tránh được yêu cầu về trần giả.
- Việc thi công lắp đặt ván khuôn cốt thép đơn giản hơn
- Vì sàn vượt nhịp không dầm nên chiều cao sàn được giảm thiểu, giúp giảm chiều cao công trình. Ngoài ra giảm tải cho nền móng
- Việc thi công các hệ thống cơ điện và kỹ thuật sẽ thuận lợi và tối giản chi phí.
- Trong các tòa nhà có sàn phẳng, không có dầm. Vì vậy, không cần phải uốn cáp hoặc cắt xuyên dầm để cung cấp các dịch vụ cơ và điện. Tấm phẳng giúp việc lắp đặt những thứ như ống điều hòa, ống chữa cháy, ống điện, v.v. trở nên dễ dàng hơn.
- Trần phẳng vượt nhịp mang lại vẻ ngoài đẹp hơn và mang lại sự khuếch tán ánh sáng tốt hơn
- Thời gian thi công nhanh nhanh chóng đưa vào sử dụng sớm.
- Thẩm mỹ, âm học – cách âm tuyệt đối và sự phân tán ánh sáng
- Tiết kiệm chi phí khi sử dụng các sàn công nghệ vượt nhịp
Kinh nghiệm khi thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Khi thiết kế thi công sàn vượt nhịp, do bỏ cột giữa nên sàn và dầm sẽ gánh nhiều hơn dẫn đến kích thước tiết diện và trọng lượng cấu kiện sẽ lớn, điều này làm tăng tải trọng xuống móng và làm tăng chi phí. Bởi vậy cần áp dụng các giải pháp công nghệ mới hiện nay thay vì sử dụng sàn vượt nhịp đặc truyền thống .
Có 2 trường phái như đã nêu trên : sàn vượt nhịp bằng các sợi cáp hoạt động như các cầu dây văng treo sàn lên và giảm tác động của trọng lượng hay sàn hộp không dầm sử dụng hộp nhựa đặt vào vùng bê tông không chịu lực để làm nhẹ sàn. Cả 2 loại sàn vượt nhịp này đều rất tối ưu giúp tải trọng sàn rất nhẹ, chịu lực tốt thi công nhanh mà cách âm cách nhiệt. Sàn vượt nhịp dự ứng lực thích hợp công trình lớn còn sàn hộp lại rất phù hợp nhà dân biệt thự khách sạn trung tầng vừa.
Xét về hiệu quả chi phí, sử dụng và thẩm mỹ thì sàn phẳng vẫn là lựa chọn tối ưu nhất cho các dạng sàn vượt nhịp.
Khi tính toán sàn vượt nhịp cần xem xét kỹ mấy vấn đề trọng điểm sau :
- Lưới cột chỉ nên từ 8-20m vì ngoài tầm đó kết cấu bê tông không còn làm việc đàn hồi
- Lựa chọn sàn công nghệ
- Kiểm tra độ võng sàn để sau này không ảnh hưởng tới các vật liệu hoàn thiện
- Kiểm tra chọc thủng sàn cần thiết phải hạ nấm đầu cột xuống để đảm bảo an toàn
- Kiểm tra các dầm biên và cột – đặc biệt các cột biên có mô men không cân bằng và dầm biên bị xoắn nhiều. Cần thiết phải tăng dầm biên đủ cứng.
Địa chỉ cung cấp sàn vượt nhịp uy tín
Tìm kiếm giải pháp xây dựng hiệu quả và bền vững?
============================================