Sàn bóng hiện đang là giải pháp thi công xây dựng khá mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên phương phá xây dựng sàn bóng Bubbledeck đã có mặt tại thị trường Việt Nam khá lâu. Công nghệ xây dựng sàn bóng ra đời cũng bởi sự nghiên cứu và phát triển của các hình thức thi công hiện đại. Cùng với đó là sự ra đời của những mặt sàn rỗng – điều tưởng chừng như khó có thể thực hiện trước đây. Hiện nay trên thị trường, các loại sàn đa dạng có thể được tìm thấy như: sàn xốp, sàn hộp, sàn bóng…Vậy hôm nay, LFORM sẽ cùng đọc giả tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ cũng như cấu tạo và ưu nhược điểm của loại sàn bóng đang rất nổi bật hiện nay.
Sàn bóng là gì?
Sàn bóng BubbleDeck (hay còn có tên gọi khác là sàn Span) là một sản phẩm khá phổ biến và đã phát triển ở những quốc gia Châu Âu cách đây gần một thập kỷ. Sau đó, sàn bóng được các kỹ sư đầu tư, đưa về áp dụng cho một số công trình xây dựng tại Việt Nam. Đây là một công nghệ mới, chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam do từ trước đến nay mọi người đã quen với kết cấu đổ bê tông trên các mặt sàn đúc bình thường.
Sàn bóng trong tương lai có mong muốn có thể thay thế các sàn bê tông thông thường bởi cấu tạo của những quả bóng nhựa chịu lực cùng kết cấu đặc biệt có thể giúp giảm thiểu đến 15% lượng bê tông cần sử dụng so với những mặt sàn đặc thông thường. Việt Nam chính là quốc gia thứ 15 trong tổng số hơn 30 quốc gia được trở thành nơi phân phối chính hãng cho BubbleDeck Group.
Lịch sử phát triển sàn bóng
Sàn bóng BubbleDeck trước khi du nhập về Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định và khá phổ biến với các công trình xây dựng tại các quốc gia Châu Âu. Đi sâu thêm vào lịch sử, sàn bóng BubbleDeck có cha đẻ là vị giáo sư Jorgen Breuning, ông phát minh BubbleDeck lần đầu tiên vào năm 1993 tại Đan Mạch.
Trong hơn hai thập kỷ qua, sàn bóng BubbleDeck luôn được ưa chuộng và lựa chọn dùng trong thiết kế các trường học, nhà cao tầng, văn phòng, và một số các công trình công cộng khác tại Châu Âu bởi khả năng chịu lực tốt cũng như tiết kiệm chi phí so với các mặt sàn đúc thông thường.
Đến khoảng năm 2011, công nghệ chế tạo sàn BubbleDeck đã được mở rộng và chuyển giao đến nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể là hơn 30 quốc gia, tại đây, các công trình cũng bắt đầu ứng dụng sàn bóng BubbleDeck vào các công trình của mình nhiều hơn. Trong đó, Việt nam là quốc gia thứ 15 (kể từ năm 2017) trở thành thành viên chính thức của BubbleDeck Group.
Đến hiện tại, sàn bóng BubbleDeck đã được chú ý và biết đến nhiều hơn, một số công trình lớn cũng đã áp dụng. Trong tương lai sàn BubbleDeck có thể sẽ được cân nhắc để thay thế những loại sàn đúc bê tông thông thường.
Cấu tạo sàn bóng Bubbledeck
Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào phần cấu tạo của sàn bóng. Sàn bóng có nguyên lý cấu tạo gồm ba lớp chính:
- Lớp thép chịu lực trên
- Tiếp đến là một lớp bóng được sản xuất từ nhựa tái chế có khả năng chịu lực cao
- Cuối cùng là lớp thép lót cố định bên dưới.
Thay vì sử dụng những tấm sàn đúc bê tông đặc như trước đây. Sàn bóng sử dụng các quả bóng nhựa tái chế để thay thế những phần bê tông không tham gia chịu lực ở phần giữa của mặt sàn. Sàn bóng còn góp phần hỗ trợ làm tăng khả năng vượt nhịp lên đến hơn 50% so với sàn thông thường.
Việc sử dụng những khối bê tông đặc truyền thống, sẽ làm tăng trọng lượng của một kết cấu sàn trong xây dựng. Tuy nhiên, sàn bóng sẽ giảm thiểu đáng kể trọng lượng do cấu tạo gọn nhẹ của nhựa, việc cố định bằng hai lớp thép cũng không khiến trọng lượng sàn trở nên quá nặng. Tránh tình trạng gây khó khăn cho người tham gia xây dựng cũng như sẽ dễ dàng hơn trong quá trình vận chuyển, thi công.
Sàn bóng BubbleDeck làm việc theo hai phương, trong đó các quả bóng ở giữa sẽ chịu trách nhiệm giảm thiểu lượng bê tông không cần thiết đối với toàn bộ kết cấu. Lưới thép bề mặt trên và dưới có nhiệm vụ gia cố vị trí của các quả bóng nhựa, tránh bị xô lệch, giúp định hình chính xác thể tích rỗng, tạo ra một mặt sàn hoàn chỉnh, chắc chắn. Bằng cách cố định các quả bóng bằng lưới thép ở hai bề mặt bên trên và bên dưới, sàn bóng có thể giúp tối ưu hóa việc chịu đựng lực uốn và lực cắt lên bề mặt sàn.
Đặc điểm của sàn bóng trong xây dựng
Bất cứ một sản phẩm nào cũng đều sẽ có những điều đáng chú ý và cần cân nhắc khi quyết định lựa chọn sử dụng. Sàn bóng BubbleDeck cũng không ngoại lệ. Để mọi người có cái nhìn khách quan hơn với sản phẩm này,
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo cũng như giới thiệu sơ lược về sàn bóng BubbleDeck, LFORM sẽ cùng bạn tham khảo về những ưu điểm cũng như nhược điểm của loại sàn này.
Ưu điểm sàn bóng
Sàn bóng có các ưu điểm như:
- Sàn bóng BubbleDeck được thi công theo kiểu sàn phẳng, ít dầm, có độ chịu lực trên mặt sàn và khả năng vượt nhịp lớn (lên đến 50% so với sàn thông thường), xây dựng ít cột.
- Linh hoạt trong thiết kế và có tính áp dụng cao, thích hợp cho nhiều mặt bằng, công trình xây dựng
- Sàn bóng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, bên cạnh đó, có thể chống cháy nổ và tăng khả năng chống động đất vượt trội
- Với công nghệ thiết kế hiện đại, sàn bóng có thể tiết kiệm đến 35% lượng bê tông dùng để đúc sàn so với sàn dầm thông thường. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian thi công, rút ngắn chỉ còn từ 5 đến 7 ngày so với sàn thông thường.
- Tăng khả năng chịu tác động khi xảy ra động đất cũng chính là một trong những ưu điểm nổi bật của sàn bóng BubbleDeck. Do vốn đã cắt giảm được lượng bê tông, tăng khả năng chịu lực và giảm áp lực lên các phần khác, sàn bóng sẽ biến thành một mặt phẳng có cả hai phương chịu lực, đây là một giải pháp khá tối ưu cho các công trình nhà ở cao tầng.
- Sàn bóng BubbleDeck hỗ trợ tiết kiệm khối lượng lớn bê tông, nếu tính kỹ có thể thấy việc sử dụng những quả bóng từ nhựa tái chế cứ 2,5kg nhựa sẽ quy đổi tương đương được 230kg bê tông.
- Thành phần cấu tạo thân thiện, bảo vệ môi trường, giảm được lượng rác thải và khí CO2 ra môi trường, góp phần vào việc xây dựng cuộc sống xanh, sạch.
- Giá thành của sàn bóng BubbleDeck hợp lý, có thể giúp bạn tiết kiệm từ 20% đến 25% chi phí giá thành xây dựng
- Sàn bóng BubbleDeck với kết cấu vô cùng linh hoạt, ứng dụng rộng rãi từ các công trình dân dụng bình thường cho đến những công trình villa, nhà xưởng, xí nghiệp hoặc khách sạn, trường học, nhà cao tầng….hay những bãi đậu xe, sàn bóng đều có thể đáp ứng
Hạn chế
Ngoài những ưu điểm kể trên thì sàn bóng cũng có các điểm hạn chế trong xây dựng như:
- Kết cấu hình tròn của những quả bóng nhựa sẽ gây khó khăn cho việc định vị, nếu không được cố định kỷ và chính xác vị trí sẽ dễ xảy ra các hiện tượng đẩy nổi bóng lên trên bề mặt bê tông làm giảm khả năng chịu lực.
- Nếu không đổ đầy bê tông vào các vị trí rỗng, sẽ hạn chế sự tiếp xúc của thép và bê tông, làm giảm hiệu quả của sàn
- Việc đổ bê tông với độ dày mỏng khác nhau ở nhiều vị trí dễ gây ra hiện tượng đẩy nổi, làm vỡ mặt sàn trong quá trình sử dụng. Giảm tuổi thọ sàn.
- Nếu lựa chọn bóng có chất lượng kép, trong quá trình ép cố định có thể gây ra hiện tượng vỡ bóng, nước tràn vào và gây khó chịu trong quá trình sử dụng
Trong thực tế thi công thì LFORM đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp khắc phục các hạn chế này. Vì vậy chủ đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng trong suốt quá trình thi công và sử dụng
Chi tiết các cách khắc phục như sau:
Hiện tượng | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Đẩy nổi | Do hiện tượng các quả bóng nhựa không được cố định chính xác vị trí trong quá trình thi công, kèm theo đó là chất lượng cốp pha chưa được kiểm soát tốt. Điều này dẫn đến việc chiều dày của mặt sàn tăng so với bản thiết kế ban đầu. | Cần kiểm tra và bảo đảm về chất lượng cốp pha, quy cách của các ty neo cần tuân theo như trong thông số ở bản vẽ sẽ giúp hạn chế được tình trạng này. Tuy nhiên nếu trong thời gian thi công mà phát hiện việc bóng bị đẩy nổi thì chọc thủng bóng, sau đó tiếp tục đổ thêm bê tông vào, đầm chặt lại để cố định. Hoặc cách thứ hai có thể đợi đến khi bê tông đông cứng rồi nhồi thêm vào cũng được. |
Rỗ đáy | Rỗ đáy là hiện tượng sẽ nhìn thấy vị trí đáy của quả bóng nhựa sau khi tháo ván cốp pha. Hiện tượng xảy ra khi trong quá trình đổ bê tông, thợ đã bỏ qua bước đầm hoặc đầm không kỹ. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và giảm chất lượng của sàn theo thời gian sử dụng. | Cần giám sát và bảo đảm nhân công khi thực hiện phải đúng kỹ thuật, không bỏ qua bước đầm hoặc đầm dối. Nếu sau khi dỡ cốt pha thấy xuất hiện vết rỗ thì nên đục hết phần bê tông yếu đi. Sau đó rửa sạch bề mặt bằng áp lực nước, tiếp đến sẽ sử dụng vữa bê tông có trộn phụ gia để lấp đầy những vết rỗ lại. Lần này phải tập trung miết chặt và đầm kỹ để tránh xảy ra tình trạng cũ. |
Nứt bê tông đáy sàn | Đây là hiện tượng không hiếm gặp ở một số công trình hiện nay, có thể xuất phát từ nhiều nguyên do. Nhưng cơ bản vẫn là do bê tông có khả năng chịu uốn kém. Các vết nứt thường xảy ra trước khi bê tông rắn lại, có thể do tác động cơ học, sự chênh lệch về nhiệt, độ ẩm. Hoặc các phản ứng hóa học có trong các thành phần cũng có thể gây ra hiện tượng này. Còn một nguyên do khác nữa chính là do tác động từ môi trường làm ảnh hưởng. Để có thể tìm ra cách khắc phục phù hợp, an toàn và dài lâu. Cần xác định được rõ nguyên nhân nứt đáy là do đâu. | Việc nứt sàn sẽ khiến mất đi tính thẩm mỹ và gây cảm giác lo lắng cho người sử dụng đặc biệt là những người không nằm trong ngành và chưa có kiến thức rõ ràng về hiện tượng này cũng như chưa hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên đừng vội lo lắng vì những vết nứt này hoàn toàn có thể được khắc phục. Hiện nay, cách khắc phục phổ biến nhất được nhiều nơi trên thế giới lựa chọn chính là sử dụng dòng keo epoxy được chế tạo theo chuẩn ASTM, sau đó bơm trực tiếp vào trong các vết nứt. Keo này sẽ có tác dụng kết dính hai bề mặt nứt lại với nhau, hỗ trợ khả năng chịu lực và chống oxy hóa ăn mòn cho kết cấu. Ngoài ra còn có tác dụng ngăn rò rỉ nước. |
Tuy nhiên đọc các nhược điểm bên trên đều dễ dàng nhận thấy và có thể khắc phục được, nếu muốn có một mặt sàn BubbleDeck tốt, khả năng chịu lực cao và tuổi thọ lâu bền, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn những nhà cung cấp sàn có uy tín, chất lượng để đảm bảo công trình được thi công hoàn hảo nhất.
Quy trình thi công sàn bóng BubbleDeck
Cũng như các loại sàn thông thường khác, sàn bóng BubbleDeck cũng sẽ có các bước tiến hành thi công cẩn thận để luôn đạt hiệu quả cao nhất.
Cùng LFORM tìm hiểu trình tự thi công của sàn bóng BubbleDeck sau đây:
- Bước 1: Lắp hệ thống xà gồ, cầu phong và giáo chống. Các khoảng cách của xà gồ cần đạt tiêu chuẩn cho nên hệ thống giáo chống cần được lắp sao cho bảo đảm các xà gồ cách nhau đạt đủ 1,2m và các cầu phong là 0,6m
- Bước 2: Ghép ván vào khuôn sàn bóng BubbleDeck. Cần bảo đảm các nhân công ghép ván vào đúng vị trí khuôn như các thông số trong bảng vẽ kỹ thuật, tránh tình trạng xô lệch và không phẳng, kín.
- Bước 3: Lắp đặt ba lớp chính của hệ thống sàn bóng. Đầu tiên là lắp bề mặt lưới thép dưới, sau đó đến bề mặt lưới thép trên, bao gồm cả phần cốt thép ở hai bề mặt, sau đó giằng bóng và cố định vào đúng vị trí như trong bảng vẽ.
- Bước 4: Lắp đặt hệ thống cốt thép cột, cốt thép chịu cắt
- Bước 5: Ghép ván khuôn theo chu vi
- Bước 6: Chuẩn bị các công tác để đổ bê tông lên sàn
- Bước 7: Bắt đầu đổ bê tông lên toàn khối
Đổ bê tông theo đúng quy trình và quy định ở bảng thiết kế, không được bỏ qua bước đầm, làm phẳng bề mặt bê tông
Trên đây là thông tin về sàn bóng BubbleDeck đã được chúng tôi tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua nội dung mà LFORM đã chia sẻ thì các bạn đã hiểu hơn về công nghệ thi công mới này
Địa chỉ cung cấp sàn phẳng không dầm uy tín
Tìm kiếm giải pháp xây dựng hiệu quả và bền vững?
============================================