Trang chủ » Gạch Không Nung: Giải Pháp Xanh Cho Ngôi Nhà Bền Vững Trong Năm 2024

Gạch Không Nung: Giải Pháp Xanh Cho Ngôi Nhà Bền Vững Trong Năm 2024

Nếu bạn làm trong ngành xây dựng thì chắc chắn đã nghe nhiều về gạch không nung, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết định nghĩa chính xác về loại gạch này cũng như những ưu nhược điểm của nó để lựa chọn xây lắp. Trong bài viết này, hãy cùng LFORM tìm hiểu khái quát về loại gạch này nhé.

Gạch không nung là gì?

Khác hẳn với gạch đất nung về bản chất liên kết cấu trúc, gạch không nung có đặc tính tự động đóng rắn sau khi được tạo hình. Chúng vẫn đảm bảo được các chỉ số về cơ học như cường độ nén, cường độ uốn hay độ thấm hút nước, mà không phải chịu tác động bởi nhiệt độ, không cần sức nóng mới tăng độ bền.

Gạch không nung hiện nay còn được gọi với tên gọi khác như gạch block, gạch bê tông…có đầy đủ các kích thước với tiêu chuẩn khác nhau, khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế, sức nén gạch đạt tối đa lên tới 35MPa.

Sản phẩm gạch có nhiều chủng loại, sử dụng ở các công trình phụ trợ cho đến nhiều kiến trúc nhà ở, cao tầng hoặc công trình công nghiệp. Có loại dùng trong lát nền, đè kê, xây tường cao, trang trí…ứng dụng đa dạng đã chứng minh được hiệu quả xây dựng của dòng gạch này.

Ưu và nhược điểm của gạch không nung

Ưu điểm

  • Gạch không nung không làm từ đất sét nung, vật liệu rất thân thiện môi trường nhờ quá trình xử lý không cần thông qua nhiệt độ, giảm thiểu chu trình đốt nóng bằng củi, than làm tăng lượng CO2 ra ngoài môi trường.
  • Độ cứng, độ bền đều rất tốt, có thể đáp ứng các yêu cầu về cường độ chịu lực khác nhau. Ngoài ra, thành vách dày còn gia tăng tính cách âm, chống nóng, ít bị thấm nước, đóng rong rêu. Độ hút ẩm của gạch không nung dưới 7%.
  • Gạch xây không nung cũng rất dễ để chế tạo, sản xuất, không kéo dài quy trình, không bỏ vốn đầu tư cao. Vì vậy giá gạch thường rẻ hơn nhiều so với gạch nung đất sét, tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian thi công.

Nhược điểm

Độ chịu lực của gạch không nung yếu khi tác động theo phương ngang. Gạch bê tông cũng không đảm bảo tính linh hoạt trong nhiều công trình thiết kế. Hiệu quả chống thấm kém hơn vật liệu xây dựng khác, dễ bị nứt nẻ khi có sự co dãn nhiệt độ đột ngột.

Tại sao nên chọn gạch không nung thay thế cho gạch đất nung?

So sánh về hiệu quả kinh tế, môi trường và giá trị sử dụng, gạch không nung có nhiều ưu thế vượt trội hơn hẳn so với gạch nung:

  • Gạch không nung được sản xuất từ thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng hoàn thiện và quy trình sản xuất chuẩn xác: nguyên liệu đầu vào không kén chọn, nhà máy xây dựng ở mọi địa hình, phụ gia vật tư trên thị trường có sẵn, sản xuất từ thủ công cho tới tự động hóa.
  • Sản phẩm có cường độ chịu lực cao gấp 2 lần so với gạch nung đất sét, là vật liệu vô cơ chống cháy, truyền tải nhiệt thấp, độ chính xác cao về tiêu chuẩn kích thước.
  • Không dùng nhiên liệu là đất sét, làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến đất nông nghiệp. Không sử dụng phương pháp nung gạch qua nhiên liệu đốt cháy than, củi..như gạch đất nung, tránh tác động thải khí bụi ô nhiễm môi trường.
  • Tiết kiệm chi phí: gạch không nung có giá rẻ hơn so với gạch nung, ít hư hỏng khi vận chuyển, tiết kiệm vữa xây dựng, giảm thiểu thời gian thi công.

Các loại gạch không nung phổ biến hiện nay

1. Gạch xi măng cốt liệu

Gạch không nung còn có tên gọi khác như gạch bê tông, gạch block, được tạo thành từ nguyên liệu chính là xi măng và một số phụ gia khác: mạt đá, cát, xỉ nhiệt điện,…

Đây là loại gạch chiếm tỷ lệ sử dụng nhiều nhất của dòng gạch không nung ( 85%). Gạch xi măng có cường độ chịu lực tốt, tỷ trọng lớn ( thường trên 1.900kg/m3), hiệu quả cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. Giá thành rẻ cũng là một ưu thế trong xây dựng công trình.

Kích thước gạch phổ biến như: 

  • Gạch xây tường 10: 390× 100× 130mm hoặc 390× 80× 130mm.
  • Gạch xây tường 15: 390× 140× 130mm hoặc 390× 150× 130mm.
  • Gạch xây tường 20: 390× 170× 130mm, 390× 200× 130 hoặc 390× 190× 130mm.

2. Gạch bê tông nhẹ

Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản:

Gạch bê tông nhẹ bọt

Sử dụng công nghệ tạo bọt khí trong kết cấu gạch khi sản xuất nên tỷ trọng gạch được giảm đi rất nhiều. Thành phần cơ bản như xi măng, cát, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi…Vật liệu xây dựng được đảm bảo với cường độ chịu nén cao.

Gạch bê tông khí chưng áp

Còn được gọi là gạch siêu nhẹ vì tỷ trọng của nó chỉ bằng 30% so với gạch đất nung thông thường.

Gạch được ứng dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm nổi bật như nhẹ, bền, chống cháy, cách nhiệt, thân thiện môi trường. Gạch bê tông còn giúp điều hòa nhiệt độ, làm nhà mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Kích thước gạch lớn có lợi thế đẩy nhanh quá trình thi công và hoàn thiện.

Kích thước gạch không nung bê tông nhẹ cụ thể như:

  • Kích thước: 600x200x200, 600x200x150, 600x200x100, 600x300x200,…
  • Tỷ trọng: 400kg/m3 đến 1.000kg/m
  • Tính năng cách nhiệt: 0,11-0,22 W/m0k, bằng 1/5 hệ số dẫn nhiệt của gạch đất sét nung.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quan về loại gạch không nung, một loại gạch rất phổ biến trong những công trình cao cấp, sang trọng. Với nhiều ưu điểm vượt trội so với gạch bình thường chắc chắn loại gạch này còn phổ biến hơn nữa trong những công trình xây dựng.

=> Xem thêm: Móng Nhà Vững Chắc: Bí Quyết Xây Nhà “Trăm Năm Không Lo Đổ”